Giao lưu trực tuyến với Giáo Sư Sản Khoa Trần Thị Phương Mai trên báo Dân Trí

GS.TS Trần Thị Phương Mai đang tích cực trả lời các câu hỏi của độc giả

Hoàng Thị Hai - Nữ 28 tuổi

Tôi đang mang thai ở tháng thứ 3 nhưng không uống được sữa bầu, thỉnh thoảng uống sữa tươi và sữa đậu nành, ăn uống bình thường, Vậy hỏi bác sĩ nếu không uống sữa bầu liệu có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Nếu em không uống được sữa bầu thì cần bổ sung thêm hệ dưỡng chất bằng nhiều nguồn khác như thực phẩm chức năng, thuốc có canxi, sắt, khoáng chất, vitamin, DHA… để hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.

Trương Thị Ngọc Thành - Nữ 25 tuổi

Em nghe người nhà nói từ tháng 7 trở đi nên hạn chế uống canxi để xương khỏi cứng, dễ sinh. Quan điểm như vậy có đúng không? Nếu không thì cần phải bổ sung như thế nào? Xin cảm ơn.

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Quan điểm này không đúng. Em cần bổ sung canxi trong thai kỳ và thậm chí là sau khi sinh để cung cấp canxi cho con bú.

Canxi có trong các loại thức ăn như cá, thịt và đặc biệt trong sữa bầu. Em nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung thức ăn giàu chất dinh dưỡng và uống sữa để được cung cấp hệ dưỡng chất toàn diện giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, em có thể uống viên canxi hữu cơ từ thực phẩm chức năng để bổ sung canxi cho cơ thể trong thai kỳ.Description: https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Ngân Hà - Nữ 23 tuổi

Chân em càng ngày càng phù nặng, có cách nào giúp giảm phù?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Thứ nhất, cháu phải đi khám xem thai nhi ở tuần tuổi bao nhiêu. Nếu phù đi kèm với các triệu chứng của tăng huyết áp, có protein trong nước tiểu thì đây là dấu hiệu của tiền sản giật và cần được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời. Nếu không có những dấu hiệu trên mà chỉ phù nặng ở chân thì đấy là biểu hiện của hội chứng phù do chèn ép. Để giải quyết trường hợp này, cháu nên nằm gác chân lên cao và dấu hiệu phù sẽ giảm dần.

Lê Na - Nữ 37 tuổi

Kính chào bác sỹ. Vừa rồi em đi kiểm tra và siêu âm mới phát hiện có thai 5 tuần. Trong thời gian đó em có dùng một số loại thuốc như: Aumentin - loại dùng cho phụ nữ có thai, uống trong 5 ngày và thuốc KOGANTO (thảo dưọc, giải độc cho gan). BS cho em hỏi dùng loại thuốc trên có ảnh hưởng gì cho em bé không ạ? Em rất lo lắng. Và hiện nay em đang trong giai đoạn nghén kinh khủng, ăn được rất ít. Vậy xin bác sỹ cho em một chế độ ăn uống hợp lý được không ạ. Em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Khi em có thai và đi khám bác sĩ, bác sĩ đã cho em uống thuốc Aumentin và Koganto nghĩa là loại thuốc này không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, em nên đi khám thai định kỳ, tiếp tục theo dõi về tình trạng của thai tại cơ sở sản phụ khoa và được tư vấn.

Phùng Vân Phương - Nữ 28 tuổi

Khi mang thai tôi không ăn cá mà ăn cua, tôm, mực nhiều. Những loại thực phẩm này có giúp tôi bổ sung các chất cần thiết giúp thai nhi phát triển trí não?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Bạn nên bổ sung thêm cá vì cá chứa nhiều chất đạm, DHA. Các chất này tốt cho hệ tiêu hóa và sự hình thành, phát triển trí não cho thai nhi. 

Đặng Yến - Nữ 29 tuổi

Khi mang thai, e hay hoa mắt, chóng mặt, đây có phải là dấu hiệu em bị thiếu máu? Có cách nào để khắc phục tình trạng này?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Nếu bị hoa mắt, chóng mặt, em cần đi xét nghiệm máu xem có bị thiếu máu hay không. Nếu có, em cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, em cần bổ sung thêm sắt, axit folic bằng nguồn thực phẩm hoặc sữa bầu, viên bổ sung sắt, axit folic để chống lại tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Nguyễn Thị Thanh Thảo - Nữ 30 tuổi

Kính chào giáo sư. Cháu 30 tuổi và mang thai bé thứ 2. Hiện tại cháu đang mang thai 30 tuần. Cháu muốn hỏi giáo sư chế độ dinh dưỡng từ thời kỳ này cho tới khi sinh. Nhu cầu các chất là bao nhiêu/ ngày, thời kỳ này cần chú trọng bổ sung nhóm chất gì. Và nếu có tiền sử sinh sớm thì chế độ ăn uống có phải tăng hơn người mang thai bình thường không? Cháu đã thấy bụng tụt và cứng, vậy việc cháu nghỉ việc và nằm nhiều có giảm bớt tình trạng sinh sớm không ạ? ( trước cháu sinh 36 tuần mà em bé chỉ đạt 2.3 kg, không có nguyên nhân bất thường nào gây sinh sớm ạ). Cháu cảm ơn

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Cháu cần chú ý chế độ nghỉ ngơi là chính. Trong chế độ ăn uống thì cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như chất đường, đạm, béo, dùng thuốc giảm co và bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu để cung cấp đầy đủ hệ dưỡng chất giúp thai nhi khỏe mạnh. Đặc biệt, cháu cũng nên đi khám định kỳ để dự phòng tình trạng sinh non có thể xảy ra.

Hoàng Thái Ly - Nữ 28 tuổi

Xin bác sĩ cho em hỏi em đang mang thai tuần 34,tuần trước đi khám, bác sĩ kết luận thai bị gai nhau can-xi hóa. Vậy thai bị gai nhau cam xi hóa là gì tượng này có ảnh hưởng gì đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi trong các tuần tiếp theo không? Có cách nào xử trí?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Nhau bị canxi hóa là dấu hiệu bình thường (canxi hóa độ 1, độ 2) nhưng canxi hóa quá nhiều thì ảnh hưởng đến việc trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và con.

Minh anh - Nữ 32 tuổi

Mẹ bầu nên bổ sung iôt như thế nào để giúp thai nhi phát triển tốt? Khi chế biến các thực phẩm có i-ốt nên chú ý những điểm gì?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

I-ốt có nhiều trong các thực phẩm thường ngày như thịt, rau, đặc biệt là cá. Bên cạnh đó, I-ốt cũng có chứa trong các loại sữa dành cho mẹ bầu. Bạn có thể bổ sung I-ốt bằng cách ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và uống sữa để được cung cấp hệ dưỡng chất toàn diện, trong đó có I-ốt giúp thai nhi phát triển tốt.

Hoai phuong - Nữ 27 tuổi

Tôi bị cao huyết áp, khi mang thai tôi cần chú ý đến ăn uống như thế nào, bổ sung các chất nào để không gây ảnh hưởng đến con?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Nếu bị cao huyết áp từ trước khi mang thai thì bạn cần phải dùng thuốc cao huyết áp để giữ huyết áp không bị tăng, hệ tuần hoàn ổn định. Trong chế độ dinh dưỡng, nên hạn chế ăn mặn, hạn chế các chất làm tăng cholesterone trong máu; đồng thời phải đi khám định kỳ ở bệnh viện phụ sản để dự phòng các tai biến có thể xảy ra trong khi mang thai.

Châu Ánh Phương - Nữ 27 tuổi

Để con phát triển trí não tốt người mẹ cần bổ sung DHA, nếu người mẹ đã tăng cường ăn đồ biển, cá đồng thì có nhất thiết phải uống thêm sữa? Bổ sung DHA theo cách nào hiệu quả hơn?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Hàm lượng DHA trong cá đồng thì không đủ. DHA có nhiều nhất trong cá hồi, cá tuyết. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm sữa bầu vì trong sữa có chứa hệ dưỡng chất toàn diện bao gồm DHA, Choline, Sắt, Kẽm… hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển trí não thai nhi.

Nguyễn Cẩm Tú - Nữ 23 tuổi

Vì sao có những xét nghiệm cần phải chọc ối? Phương pháp này thực hiện khi nào? Có an toàn cho thai nhi?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Trong khi mang thai, người phụ nữ cần phải được xét nghiệm, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Khi thai 12 tuần thì xét nghiệm double test. Khi thai 14-19 tuần thì làm triple test. 4. Đây là xét nghiệm phải làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi, đặc biệt, phát hiện các chứng bệnh như hội chứng down, dị dạng ống thần kinh. Đây là những xét nghiệm rất cần thiết mà siêu âm không phát hiện được. Nếu xét nghiệm có vấn đề thì bắt buộc phải chọc ối.

Khi chọc ối, tỉ lệ tai biến có thể xảy ra khoảng 1/10.000. Nói chung đây là phương pháp xét nghiệm an toàn, không đáng lo ngại.

Huỳnh Thiên An - Nữ 32 tuổi

Khi mang thai tôi thường xuyên uống vitamin tổng hợp, vậy bổ sung vitamin cách này có tăng cường sức đề kháng của cơ thể ngăn được nguy cơ cảm, cúm?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Việc bổ sung vitamin thì tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, khi mang thai, mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác như chất đạm, đường, béo; đặc biệt là hệ dưỡng chất toàn diện hỗ trợ phát triển trí não thai nhi trong quá trình mang thai.      

Tran nhã Thoa - Nữ 28 tuổi

Xin bác sĩ cho em biết những dấu hiệu nào trên cơ thể của phụ nữ mang thai cho biết họ đang thiếu canxi?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Biểu hiện của thiếu canxi là đau khớp, đau xương, chuột rút. Mẹ cần bổ sung canxi, 1.200mg/ngày bằng cách uống sữa, viên canxi tổng hợp hoặc chế độ ăn uống. Chủ yếu trong sữa bầu có chứa nhiều canxi, giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn trong quá trình mang thai.

Tran Nhung - Nữ 30 tuổi

Bắt đầu từ tháng thứ mấy, phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi? Uống canxi nhiều có giúp giảm chứng đau lưng? Xin cảm ơn bác sĩ.

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Khi thai được 10-12 tuần thì mẹ bắt đầu bổ sung canxi và điều này sẽ giảm được triệu chứng đau lưng.

Trâm Anh - Nữ 32 tuổi

Hiện nay em đang mang thai tuần 36, từ lúc mang thai e có đi khám định kỳ và xét nghiệm khi thai được 12-14 tuần. Lần khám ở tuần 36 này thì bác sĩ nói tim bé đập không đều và ngắt quãng. Vậy em phải làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Nếu thai 36 tuần, tim đập không đều và ngắt quãng thì bạn phải theo dõi định kỳ ở phòng khám hoặc bác sĩ sản khoa để bác sĩ kiểm tra hệ tuần hoàn, tim mạch của thai nhi có tốt không và có định hướng điều trị kịp thời.

Thien An - Nữ 28 tuổi

Tôi ăn chay trường vậy việc bổ sung thuốc bổ tổng hợp sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Ăn chay trường cũng được nhưng cần bổ sung các chất đạm trong thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và uống viên tổng hợp thì thai nhi sẽ phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Nguyễn Thị Thắm - Nữ 24 tuổi

Cháu chào cô. Cháu đang có bầu được hơn 7 tháng rồi. Cháu nghe mọi người bảo ăn trứng vịt lộn nhiều con sẽ to. Nhưng từ khi cháu có bầu thì cháu lại không thích ăn trứng vịt lộn chút nào. Cháu ăn uống vẫn bình thường như lúc chưa mang bầu vậy và thích ăn hoa quả hơn là ăn cơm. Liệu cháu ăn uống như vậy đã có đủ dưỡng chất cho thai nhi chưa hả cô? Liệu mai này con cháu sinh ra có nhỏ không? Cô cho cháu lời khuyên nhé!

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Thứ nhất, trứng vịt lộn có chứa chất đạm, bạn ăn cũng được. Bên cạnh đó, chất đạm cũng có trong thịt, cá và các loại thực phẩm khác. Tôi khuyên cháu nên bổ sung các dưỡng chất khác để thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Nguyễn Thị Lan - Nữ 34 tuổi

Khi mang thai bé đầu, vì em bé không quay đầu nên em phải mổ. Vậy mang thai bé thứ hai em có thể sinh thường hay bắt buộc phải mổ?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Đây là chỉ định mổ tương đối. Cho nên nếu lần thứ 2, theo dõi thai thuận thì có thể đẻ thường được. Chỉ định mô tuyệt đối khi ngôi ngang, ngôi bất thường hoặc bất cân xứng giữa thai nhi và khung chậu. Do đó, mẹ nên theo dõi cuộc chuyển dạ một cách chặt chẽ để quyết định phương pháp sinh, có thể đẻ thường được.

Lê Hương Lan - Nữ 23 tuổi

Vì sao có những xét nghiệm cần phải chọc ối? Phương pháp này thực hiện khi nào? Có an toàn cho thai nhi?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Trong khi mang thai, người phụ nữ cần phải được xét nghiệm, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Khi thai 12 tuần thì xét nghiệm double test. Khi thai 14-19 tuần thì làm triple test. 4. Đây là xét nghiệm phải làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi, đặc biệt, phát hiện các chứng bệnh như hội chứng down, dị dạng ống thần kinh. Đây là những xét nghiệm rất cần thiết mà siêu âm không phát hiện được. Nếu xét nghiệm có vấn đề thì bắt buộc phải chọc ối.

Khi chọc ối, tỉ lệ tai biến có thể xảy ra khoảng 1/10.000. Nói chung đây là phương pháp xét nghiệm an toàn, không đáng lo ngại.

Trần Vân Linh - Nữ 30 tuổi

Thưa bác sĩ, khi thai được 4 tháng em có thể đi du lịch xa không lo lắng đến việc sảy thai?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Đúng vậy. 3 tháng giữa là 3 tháng chung sống hòa bình giữa mẹ và con. Trong giai đoạn này, mẹ có thể đi du lịch bằng các phương tiện như tàu, xe, máy bay.

Nguyen Phuong - Nữ 33 tuổi

Uống sữa vào buổi sáng mà không cần ăn sáng có được không? Sữa uống khi đói có hại gì đến bao tử?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Buổi sáng là bữa ăn chính, cần ăn nhiều của mỗi người. Do đó, bạn cần ăn sáng đầy đủ và bổ sung sữa. Uống sữa khi đói không ảnh hưởng gì đến dạ dày.

Phạm Bá Duy - Nam 35 tuổi

Thưa GS.TS Phương Mai, bà có thể cho mọi người biết về sự phát triển của từng giai đoạn thai kỳ, và nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng giai đoạn được không?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Trong quá trình mang thai, mẹ phải trải qua 3 thời kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối. 3 tháng đầu (8 tuần đầu tiên) là thời gian hình thành các cơ quan của thai nhi. Giai đoạn này rất quan trọng. Nếu bị bệnh nhiễm cúm, virus rubella thì thai nhi sẽ bị dị dạng. Do đó, mẹ phải cố gắng tránh các bệnh tật có thể mắc phải để thai nhi không dị dạng, đồng thời ăn uống đầy đủ bổ sung hệ dưỡng chất cho mẹ và con. Trong 3 tháng đầu, mẹ cần tăng khoảng 2kg.

Giai đoạn thứ 2 hoàn chỉnh tổ chức. Khi các cơ quan bắt đầu được sắp xếp đầy đủ, hình thành các bộ phận, tạo tiền đề để phát triển. Đây là giai đoạn chung sống hòa bình giữa mẹ và con. Lúc này, mẹ cũng hết chứng nghén. Mẹ cần tiếp tục bổ sung dưỡng chất.

3 tháng cuối là giai đoạn mẹ tăng cần nhiều nhất. Mẹ cần ăn uống nhiều hơn, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cân nặng cho hai mẹ con và sinh ra thai nhi khỏe mạnh. Trọng lượng trung bình của thai nhi Việt Nam khi chào đời là khoảng 3,2-3,5kg. Trọng lượng trung bình mẹ cần tăng cân trong suốt thai kỳ là 8-12kg.

QUAN MY NGOC - Nữ 31 tuổi

Tôi mang thai 5 tháng ăn rất ít. Xin hỏi bác sĩ cần bổ sung thức ăn như thế nào để bổ sung chất cho thai nhi. Cảm ơn bác sĩ.

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Trước hết, nếu bạn ăn rất ít thì phải tăng khối lượng thức ăn để có thể bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và cho con vì rằng, trong khi mang thai cần phải cung cấp dinh dưỡng không chỉ cho mẹ mà còn cho thai nhi. Do đó, lượng thực phẩm phải tăng gấp đôi.

Bạn cần phải ăn thêm các thức ăn giàu các chất đạm, chất béo, chất đường, khoáng chất. Các chất này có sẵn trong thức ăn như: cá, thịt, rau… và sữa dành cho mẹ bầu.

Kim Thư - Nữ 29 tuổi

Thưa bác sĩ. Bác cho em hỏi, hiện tại em mang thai 18 tuần, cả tháng nay em uống sữa tươi và sữa bà bầu đều đặn, ăn rất nhiều và cũng rất nhiều chất nhưng cả tháng em không tăng cân gì hết. Không biết em ăn như vậy là sai là thiếu dinh dưỡng không bác sĩ. Xin bác tư vấn giúp em. Cảm ơn Bác sĩ.

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Khi mang thai được 18 tuần, có thể sự tăng cân của mẹ chậm hơn so với 3 tháng đầu. Nhưng ăn nhiều mà không tăng cân thì em cần xem lại chế độ dinh dưỡng có đáp ứng đầy đủ dưỡng chất hay không (như chất đạm, đường, khoáng chất…). Các dưỡng chất này có rất nhiều trong thịt, cá, sữa, do đó em nên cố gắng ăn nhiều và quan tâm đến các dưỡng chất có trong thức ăn.

Đặc biệt, em cần cung cấp thêm canxi, vitamin, sắt, kẽm và một số khoáng chất trong các viên bổ sung.

Nguyễn Thị Sao Mai - Nữ 25 tuổi

Em có bầu được 6 tuần, thường xuyên mất ngủ và không ăn được. Điều này có gây ảnh hưởng gì không ạ?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, từ hệ thống tuần hoàn, thần kinh, tiêu hóa và những ảnh hưởng mất ngủ là biểu hiện của những thay đổi trong hệ thống thần kinh. Không ăn được là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, thậm chí, có khi người phụ nữ cảm thấy buồn nôn, dân gian thường gọi là nghén. Khi mẹ không ăn uống được sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Do đó, cháu phải cố gắng ăn uống đủ chất (chất đạm, đường, khoáng chất…) để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và nuôi dưỡng thai nhi. Các dưỡng chất này có sẵn trong sữa bầu, chứa đầy đủ hệ dưỡng chất toàn diện hỗ trợ quá trình phát triển thai nhi, đặc biệt là não bộ.

Trương Ái - Nữ 25 tuổi

Xin chào GS.TS Phương Mai, xin hỏi bác sĩ khi mang thai phụ nữ để bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là dễ bị táo bón?

GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Khi mang thai, hệ thống tiêu hóa thay đổi khiến phụ nữ dễ bị táo bón. Điều này khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ăn nhiều món có chất xơ: chuối, khoai lang, bưởi để nhu động ruột tốt hơn, giải quyết vấn đề táo bón khi mang thai.