Dinh dưỡng thông minh trong thai kỳ

Hơn 800 câu hỏi đã được gửi về nhưng do thời lượng chương trình có hạn, GS.TS Trần Thị Phương Mai, Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em đã trả lời gần 30 thắc mắc mà độc giả gửi về.


Nhà báo Lý Toàn Thắng, Trưởng đại diện VP phía Nam báo Dân trí điện tử tặng hoa cho khách mời GS.TS Trần Thị Phương Mai - Nguyên phó vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em.

 
GS.TS TrầnThị Phương Mai đã tập trung trả lời các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe thai kỳ.
 
Cụ thể, về vấn đề dinh dưỡng cho toàn thai kỳ, GS.TS Phương Mai cho biết:
 

"Trong quá trình mang thai, mẹ phải trải qua 3 thời kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối. 3 tháng đầu (8 tuần đầu tiên) là thời gian hình thành các cơ quan của thai nhi. Giai đoạn này rất quan trọng. Nếu bị bệnh nhiễm cúm, virus rubella thì thai nhi sẽ bị dị dạng. Do đó, mẹ phải cố gắng tránh các bệnh tật có thể mắc phải để thai nhi không dị dạng, đồng thời ăn uống đầy đủ bổ sung hệ dưỡng chất cho mẹ và con. Trong 3 tháng đầu, mẹ cần tăng khoảng 2kg.
 

Giai đoạn thứ 2 hoàn chỉnh tổ chức. Khi các cơ quan bắt đầu được sắp xếp đầy đủ, hình thành các bộ phận, tạo tiền đề để phát triển. Đây là giai đoạn chung sống hòa bình giữa mẹ và con. Lúc này, mẹ cũng hết chứng nghén. Mẹ cần tiếp tục bổ sung dưỡng chất.
 

 3 tháng cuối là giai đoạn mẹ tăng cần nhiều nhất. Mẹ cần ăn uống nhiều hơn, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cân nặng cho hai mẹ con và sinh ra thai nhi khỏe mạnh. Trọng lượng trung bình của thai nhi Việt Nam khi chào đời là khoảng 3,2-3,5kg. Trọng lượng trung bình mẹ cần tăng cân trong suốt thai kỳ là 8-12kg.
 

Tuy nhiên, việc cung cấp dinh dưỡng đối với mẹ mang thai không có nghĩa là tăng khối lượng thực phẩm mà cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất trong thai kỳ. Cùng với một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm, mẹ cũng nên chú ý bổ sung hệ dưỡng chất toàn diện bao gồm DHA, Axit Folic, Choline, Sắt, Kẽm, I-ốt, Vitamin… nhằm tăng cường sức đề kháng, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đặc biệt là hỗ trợ quá trình hình thành nên cấu trúc và chức năng não bộ thai nhi".
 
Về câu hỏi ăn trứng vịt lộn có giúp thai to, GS.TS Phương Mai cho biết: “Thứ nhất, trứng vịt lộn có chứa chất đạm, bạn ăn cũng được. Bên cạnh đó, chất đạm cũng có trong thịt, cá và các loại thực phẩm khác. Tôi khuyên cháu nên bổ sung các dưỡng chất khác để thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng”.
 
Với câu hỏi về biểu hiện của thiếu canxi khi mang bầu, GS.TS Phương Mai trả lời: Biểu hiện của thiếu canxi là đau khớp, đau xương, chuột rút. Mẹ cần bổ sung canxi, 1.200mg/ngày bằng cách uống sữa, viên canxi tổng hợp hoặc chế độ ăn uống. Chủ yếu trong sữa bầu có chứa nhiều canxi, giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn trong quá trình mang thai.
 
Về các câu hỏi liên quan đến sức khỏe thai kỳ như: "Vì sao có những xét nghiệm cần phải chọc ối? Phương pháp này thực hiện khi nào? Có an toàn cho thai nhi?", S.TS Trần Thị Phương Mai cho biết: "Trong khi mang thai, người phụ nữ cần phải được xét nghiệm, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Khi thai 12 tuần thì xét nghiệm double test. Khi thai 14-19 tuần thì làm triple test. 4. Đây là xét nghiệm phải làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi, đặc biệt, phát hiện các chứng bệnh như hội chứng down, dị dạng ống thần kinh. Đây là những xét nghiệm rất cần thiết mà siêu âm không phát hiện được. Nếu xét nghiệm có vấn đề thì bắt buộc phải chọc ối. Khi chọc ối, tỉ lệ tai biến có thể xảy ra khoảng 1/10.000. Nói chung đây là phương pháp xét nghiệm an toàn, không đáng lo ngại".

Nguồn: dantri.com.vn