Chăm sóc thai sản, vì sao quan trọng?

1. Tại sao phải chăm sóc thai sản
Đi khám thai đều đặn để biết tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu có những dấu hiệu bất thường sẽ được theo dõi và điều trị. Nếu mẹ và thai nhi đều bình thường thì sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén khoa học và đúng cách.

2. Thời điểm khám thai
Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần hoặc theo hẹn của các bác sĩ. Thông thường các thời điểm khám thai như sau:

Ba tháng đầu: Mục đich là để xác định có thai hay không, thai có nằm ngoài tử cung hay không, tư vấn về sang lọc trước sinh có bất thường hay không, tư vấn về dinh dưỡng cho bà mẹ

Ba tháng giữa: Mục đích là Theo dõi sự phát triển của thai nhi, theo dõi và dặn dò cách phát hiện sớm các triệu chứng và dấu hiệu của tiền sản giật và dự phòng sản giật (cân, đo huyết áp, thử nước tiểu, khám phù…), hướng dẫn tiêm phòng uốn ván, tư vấn về các bệnh lây truyền từ mẹ sang con

Ba tháng cuối: Mục đích là theo dõi sự phát triển của thai nhi, xác định ngôi thai, tiêm phòng uốn ván cho đủ 2 lần trong thai kỳ( lần thứ 2 cách ngày sinh ít nhất một thánng) . Phát hiện những nguy cơ cho mẹ và thai nhi, quyết định nơi sinh cũng như tư vấn kỹ về đẻ thường hay mổ can thiệp. Dự đoán ngày sinh, chuẩn bị sinh, nghe hướng dẫn các dấu hiệu chuyển dạ. Nghe dặn dò một số dấu hiệu nguy hiểm như ra máu âm đạo, ra nước ối sớm, nhức đầu hoa mắt của tiền sản giật.

3. Các vấn đề cần chú ý

a. Cân nặng của thai phụ: Mức tăng cân của người mẹ là biểu hiện rõ mức tăng cân nặng của trẻ sơ sinh và mối liên hệ này rất chặt chẽ. Theo dõi cân nặng giúp người mẹ biết được sự phát triển của thai nhi để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

b. Theo dõi sự phát triển của thai nhi: Thai chậm phát triển là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong bụng mẹ. Điều này gây ra những vấn đề sau: Tỷ lệ bệnh và tử vong ở trẻ sau đẻ cao, thường có những biến chứng trong khi sinh và sau khi sinh. Thai chậm phát triển, đứa trẻ đẻ ra và lớn lên dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển về trí tuệ và những biến chứng về tim mạch.

c. Dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ: Chảy máu từ cửa mình và hoặc đau bụng.Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều. Sốt. Có cơn ngất (bất tỉnh) hoặc co giật. Nôn mửa quá nhiều, Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều. Không thấy cử động của thai sau tháng thứ 4, hoặc cử động thai yếu đi. Da xanh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở. Vỡ ối hoặc rỉ ối mà không có cơn đau đẻ. Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ.

Trên đây là những vấn lưu ý cơ bản đối với bà mẹ mang thai. Chúng tôi khuyến khích các bà mẹ chăm sóc và theo dõi thai thường xuyên hơn đồng thời cũng luôn khuyến kích người đi cùng trong các lần thăm khám.

Để có những đứa trẻ khỏe mạnh và an toàn cho các bà mẹ Phòng khám chúng tôi đang có các gói KHÁM THAI TRỌN GÓI cho các bà mẹ mang thai. 
Hãy liên hệ với các Bác sĩ và nhân viên của chúng tôi để có sự tư vấn cụ thể và chính xác ( ĐT: 04 66563311) .